Vay vốn tiêu dùng Ngân hàng có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý như lựa chọn hình thức vay phù hợp, tìm hiểu cách tính lãi suất tại Ngân hàng và lựa chọn địa chỉ vay vốn tiêu dùng phù hợp. Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để tiến hành vay vốn tiêu dùng Ngân hàng một cách hiệu quả nhất.
1. Vay vốn tiêu dùng, lựa chọn hình thức vay phù hợp
Vay vốn tiêu dùng Ngân hàng, nên vay hình thức nào?
Ngân hàng hiện đang hỗ trợ 2 hình thức vay chủ yếu là: Vay tín chấp theo lương và vay thế chấp. Mỗi hình thức vay đều có những ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn được hình thức phù hợp, khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng điều kiện vay của bản thân.
- Vay tín chấp
Hình thức vay tiền không cần thế chấp tài sản chỉ cần chứng minh được uy tín của bản thân thông qua mức thu nhập hàng tháng. Hầu hết Ngân hàng hiện nay chỉ hỗ trợ cho vay tín chấp theo lương, một số Ngân hàng cung cấp hình thức vay tín chấp hộ kinh doanh, vay theo hóa đơn điện…
Ưu điểm của hình thức vay này là điều kiện vay đơn giản, thủ tục vay dễ dàng, thời gian giải ngân nhanh chóng, thường nhận tiền ngay sau 2 - 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, hạn chế của vay tín chấp tại Ngân hàng là hạn mức vay phụ thuộc vào mức lương (thường tối đa 10 - 15 lần thu nhập). Do vay nhanh, đơn giản, lãi suất vay tín chấp cao hơn so với vay thế chấp.
Vay tín chấp thích hợp với khách hàng không có tài sản thế chấp hoặc e ngại các thủ tục hành chính phức tạp, cần vay vốn tiêu dùng gấp để phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
- Vay thế chấp
Vay vốn tiêu dùng Ngân hàng bằng cách thế chấp tài sản (BĐS / ô tô / Nhà xưởng). Hạn mức vay thế chấp Ngân hàng rất cao, tối đa 70 - 90% giá trị tài sản thế chấp, lãi suất vay hấp dẫn chỉ từ 6 - 9%/năm tính theo dư nợ giảm dần.
Hạn chế của vay thế chấp là điều kiện vay khó khăn, thủ tục vay phức tạp. Để tiếp cận nguồn vốn, ngoài tài sản thế chấp phù hợp, khách hàng cần chứng minh được năng lực tài chính và mục đích vay phù hợp. Thời gian giải ngân chậm, thường kéo dài đến hàng tuần.
Vay thế chấp thích hợp dành cho khách hàng cần vay một khoản tiền lớn trong dài hạn phục vụ nhu cầu mua sắm các loại tài sản lớn như: Ô tô, nhà đất, chung cư, nội thất hoặc xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thực hiện ước mơ du học…
2. Vay vốn tiêu dùng Ngân hàng, lưu ý cách tính lãi suất
Vay vốn tiêu dùng Ngân hàng và các cách tính lãi suất
Với mỗi hình thức vay, Ngân hàng áp dụng các cách tính lãi suất khác nhau mà bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh rơi vào những cái bẫy lãi suất.
- Cách tính lãi suất vay tín chấp: Với hình thức vay tín chấp, Ngân hàng hiện đang áp dụng 1 trong 2 cách tính sau:
* Tính lãi theo dư nợ ban đầu: Cách tính sao cho số lãi suất phải trả hàng tháng không đổi trong suốt kỳ hạn vay, được tính dựa trên số dư nợ gốc ban đầu.
* Tính lãi theo dư nợ giảm dần: Là cách tính lãi suất dựa trên số dư nợ thực tế sau khi đã trừ đi một phần tiền gốc trả góp định kỳ. Như vậy số lãi phải trả sẽ giảm dần qua các kỳ trả góp tiền nợ gốc.
Khách hàng cần lưu ý, cùng một số tiền lãi phải trả, con số lãi suất theo dư nợ giảm dần sẽ lớn hơn con số lãi suất theo dư nợ ban đầu. Do đó, khi vay tín chấp tại Ngân hàng, ngoài con số lãi suất, khách hàng cần quan tâm đến cả cách tính lãi suất.
- Cách tính lãi vay thế chấp: Do thời gian vay thế chấp dài hạn, Ngân hàng thường áp dụng kết hợp lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần.
Cụ thể, Ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất ưu đãi cố định trong thời gian đầu thường trong 3 tháng / 6 tháng / 12 tháng. Sau khi hết hạn ưu đãi, lãi suất sẽ thay đổi bằng cách cộng thêm biên độ tăng thêm (thường từ 3 - 5%) hoặc tính theo công thức sau: LSTK + biên độ tăng lên.
3. Vay vốn tiêu dùng Ngân hàng, lựa chọn địa chỉ phù hợp
Tham khảo mức lãi suất vay vốn tiêu dùng các Ngân hàng uy tín hiện nay để lựa chọn được địa chỉ vay phù hợp:
- Lãi suất vay tín chấp
Lãi suất vay vốn tiêu dùng tín chấp Ngân hàng
- Lãi suất vay thế chấp
Lãi suất vay vốn thế chấp các Ngân hàng
4. Vay vốn tiêu dùng, tính toán khả năng trả nợ và cân nhắc các khoản phí
Vay tiêu dùng Ngân hàng cần có kế hoạch trả nợ hợp lý
Vay vốn tiêu dùng nói riêng và vay vốn Ngân hàng nói chung, khách hàng đều cần phải xây dựng một phương án trả nợ phù hợp để có thể trả nợ đúng hẹn, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường mà tránh được việc nợ lãi, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và phải chịu một khoản phí phạt lớn.
Để có kế hoạch trả nợ tốt hơn, khách hàng nên chọn hình thức
vay tiền tiêu dùng trả góp cả gốc và lãi hàng tháng. Theo các chuyên gia phân tích, bạn chỉ nên dành 30 - 40% thu nhập hàng tháng của mình cho việc trả nợ, đây là tỷ lệ vàng giúp bạn vay vốn an toàn và hợp lý.
Khi vay vốn tiêu dùng tại Ngân hàng, khách hàng cần lưu ý đến các khoản phí phạt sau:
- Phí phạt trả trước hạn: Thường áp dụng với các khoản vay thế chấp trong đó người vay trả nợ trước thời hạn quy định của hợp đồng. Phí phạt thường được tính bằng 2 - 5% trên số nợ trả trước hạn.
- Phí phạt trả sau hạn: Mức phạt lãi suất trả quá hạn được tính bằng 50% mức lãi suất áp dụng trên hợp đồng. Đặc biệt, khách hàng trả sau hạn quá thời gian quy định sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu và gặp khó khăn trong việc vay nợ trong lần sau.