Cách tính lãi suất vay tiền trả góp Ngân hàng luôn là vấn đề khiến nhiều khách hàng vay vốn gặp khó khăn và có nhiều thắc mắc cần giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những ví dụ thực tiễn về cách tính lãi suất tại Ngân hàng, giúp bạn có được cái nhìn cụ thể nhất.
Cách tính lãi suất vay tiền trả góp tại Ngân hàng
1. Các hình thức vay tiền trả góp hàng tháng Ngân hàng
Ngân hàng hiện đang cung cấp 2 hình thức vay tiền trả góp hàng tháng là vay tín chấp và vay thế chấp. Mỗi hình thức vay có đặc điểm khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng:
- Vay tín chấp trả góp
Hiện nay hầu hết các Ngân hàng chỉ cung cấp hình thức vay tín chấp theo lương dành cho khách hàng là người lao động. Một số ít Ngân hàng hỗ trợ vay theo sim / sổ bảo hiểm / hóa đơn điện nước.
Ưu điểm của vay tín chấp Ngân hàng là điều kiện vay đơn giản, thủ tục vay dễ dàng, không cần tài sản bảo đảm, chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp giấy tờ bảng lương / sao kê lương / HĐLĐ chứng minh mức thu nhập tương đương khả năng trả nợ. Hạn mức vay cao đến 10 lần thu nhập trong thời gian 12 - 60 tháng.
Lãi suất vay tín chấp tại Ngân hàng cao hơn so với vay thế chấp, dao động ở mức 15 - 20%/năm (theo dư nợ giảm dần) và thường được để cố định trong suốt kỳ hạn vay.
- Vay thế chấp trả góp
Hình thức vay vốn thông qua tài sản bảo đảm, thường là BĐS / ô tô. Với hình thức này, đối tượng vay vốn rộng hơn, có thể là người lao động tự do, chủ kinh doanh, tiểu thương… Hạn mức vay cao, có thể lên tới 70 - 90% giá trị TSBĐ, thời gian vay dài hạn, tối đa 20 - 25 năm.
Tuy nhiên điều kiện và thủ tục vay thế chấp trả góp thường khó khăn hơn vay tín chấp. Ngân hàng yêu cầu đến 4 loại hồ sơ gồm: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ tài chính; Hồ sơ mục đích vay; Hồ sơ tài sản đảm bảo. Ngoài tài sản bảo đảm đạt tiêu chuẩn, khách hàng cần có năng lực tài chính đủ mạnh để thanh toán khoản trả góp hàng tháng.
Lãi suất vay thế chấp Ngân hàng dao động từ 6 - 9%/năm. Tuy nhiên đây chỉ là mức lãi ưu đãi được Ngân hàng áp dụng trong thời gian đầu. Khi hết hạn ưu đãi, lãi suất sẽ được để thả nổi. Lãi suất vay thế chấp hiện nay hầu hết được tính theo dư nợ giảm dần.
2. Cách tính lãi suất vay tiền trả góp hàng tháng - Vay tín chấp
Cách tính lãi suất vay tín chấp trả góp
Hiện nay Ngân hàng áp dụng 2 cách tính lãi suất vay tín chấp sau:
* Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu: Là số tiền lãi không đổi tại tất cả các kỳ trả góp, được tính theo khoản nợ gốc khách hàng vay tại Ngân hàng ban đầu.
Ví dụ, chị Hoa vay Ngân hàng 30 triệu trong 1 năm, lãi suất là 10,2% tính theo dư nợ ban đầu. Khi đó, lãi suất hàng tháng là: 10,2% / 12 = 0,85%/tháng.
Số tiền lãi chị phải trả cho Ngân hàng hàng tháng là: 50 triệu x 0,85% = 255 nghìn.
Số tiền trả góp hàng tháng là: 30tr / 12 + 255 nghìn = 2.755.000 VNĐ
* Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần: Các tính lãi dựa trên số dư nợ thực tế tương đương với số dư nợ gốc sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc trả góp mỗi tháng. Với cách tính này, số tiền lãi phải trả sẽ giảm dần qua các kỳ thanh toán.
Ví dụ: chị Hoa vay Ngân hàng 30 triệu trong 1 năm, lãi suất là 18% tính theo dư nợ giảm dần. Khi đó, lãi suất hàng tháng là: 18% / 12 = 1,5%/tháng.
Số tiền gốc phải trả góp hàng tháng là: 30 triệu / 12 = 2,5 triêu
Số tiền lãi trả góp tháng đầu tiên là: 30tr x 1,5% = 450 nghìn, sô tiền phải trả: 2,5tr + 450 nghìn
Số tiền lãi trả góp tháng thứ 2 là: (30tr - 2,5tr) x 1,5% = 412.500 VNĐ
Khách hàng cần lưu ý, cùng một số tiền lãi phải trả, con số lãi suất tính theo dư nợ giảm dần sẽ lớn hơn lãi suất tính theo dư nợ ban đầu. Do đó, người vay cần tính toán và cân nhắc kỹ càng để lựa chọn địa chỉ vay có mức lãi suất thấp.
3. Cách tính lãi suất vay tiền trả góp hàng tháng - Vay thế chấp
Cách tính lãi suất vay thế chấp trả góp hàng tháng
Với hình thức vay thế chấp, do khoản vay lớn và thời gian vay dài hạn, Ngân hàng thường kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong quá trình vay.
Cụ thể, Ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất ưu đãi ban đầu (thường từ 6 - 9%/năm). Lãi suất này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, có thể 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hay 24 tháng. Sau khi hết hạn ưu đãi, lãi suất sẽ được để thả nổi và tính theo công thức:
Lãi suất = LSTK (kỳ hạn 6T / 12T / 13T / 24T) + biên độ tăng lên
Biên độ tăng lên là con số không đổi, thường được ghi rõ ràng trong hợp đồng vay vốn. Tuy nhiên LSTK là con số không ngừng thay đổi phụ thuộc vào chính sách Ngân hàng hoặc theo những biến động của thị trường. Do đó khách hàng cần cập nhập thường xuyên để đảm bảo nắm được mức lãi suất trong từng kỳ thanh toán.
Lãi suất vay thế chấp trả góp Ngân hàng thường được tính theo dư nợ giảm dần. Khách hàng có thể tham khảo ví dụ sau:
Ví dụ: Chị Hoa vay Ngân hàng 100 triệu trong 20 tháng. Mỗi tháng chỉ phải trả góp số tiền gốc là: 100tr / 20 tháng = 5tr
Ngân hàng đưa ra chính sách lãi suất: 6% cố định trong 3 tháng, 7,2% cố định trong 6 tháng, 8,4% cố định trong 1 năm. Lãi suất sau ưu đãi được tính bằng LSTK 13T + biên độ 4%.
Chị Hoa lựa chọn lãi suất 7,2% cố định trong 6 tháng. Như vậy trong 6 tháng đầu, lãi suất được áp dụng là 7,2% / 12 = 0,6%.
- Tháng 1, số tiền lãi phải trả là: 100tr x 0,6% = 600 nghìn
- Tháng 2, số tiền lãi phải trả là: (100tr -5tr) x 0,6% = 570 nghìn.
Cứ vậy cho đến hết 6 tháng đầu, bước sang tháng thứ 7, lúc này khoản tiền gốc còn lại là: 100tr - 5tr x 6 = 70tr. Giải sử tại thời điểm này, LSTK kỳ hạn 13T của Ngân hàng là 6,2%/năm, khi đó lãi suất tháng thứ 7 là: 6,2% + 4% = 10,2%/năm tương đương 1,5%/tháng.
- Tháng thứ 7, số tiền lãi phải trả là: 70tr x 1,5% = 1,05 triệu