Vay vốn theo lương là hình thức vay tín chấp phổ biến nhất tại các Ngân hàng, hỗ trợ khoản vay lên tới 500 triệu. Khách hàng vay vốn theo lương cần đáp ứng điều kiện, giấy tờ gì và lãi suất vay vốn theo lương Ngân hàng nào ưu đãi nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu!
1. Điều kiện và thủ tục vay vốn theo lương tại Ngân hàng
Khách hàng vay vốn theo lương cần đáp ưng điều kiện gì?
Vay vốn theo lương là hình thức vay tín chấp tại các Ngân hàng, người vay không cần tài sản thế chấp, không cần bảo lãnh có thể vay vốn với hạn mức lên đến 500 triệu trong thời gian linh hoạt từ 12 - 60 tháng thông qua việc chứng minh được mức thu nhập qua lương hàng tháng.
Để vay vốn theo lương tại các Ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng 3 điều kiện quan trọng sau:
- Đủ điều kiện pháp lý: Khách hàng là công dân Việt Nam trong độ tuổi 20 - 60 (có năng lực dân sự và hình sự). Đang sinh sống và làm việc thường xuyên tại địa bàn hoạt động của chi nhánh / PGD của Ngân hàng vay vốn hoặc khu vực lân cận. Có đầy đủ các giấy tờ CMND, hộ khẩu (hoặc KT3).
- Điều kiện về khả năng tài chính: Khách hàng phải là người lao động đi làm hưởng lương hàng tháng, có thời gian làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp từ 06 - 12 tháng trở lên, mức lương tối thiểu tùy theo điều kiện áp dụng của từng Ngân hàng (thường từ 3 - 5 triệu trở lên).
- Điều kiện lịch sử tín dụng: Tài khoản vay của quý khách không dính nợ xấu (nợ quá hạn 3 tháng) tại bất cứ tổ chức tín dụng nào.
Khách hàng vay vốn theo lương tại Ngân hàng cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ sau:
* Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng
* Hồ sơ pháp lý: Ảnh thẻ 3 x 4, CMND, hộ khẩu (KT3)
* Hồ sơ năng lực tài chính: Bảng lương / Sao kê lương / HĐLĐ / Xác nhận công tác
* Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng Ngân hàng (ví dụ hồ sơ mục đích vay, hồ sơ phương án trả nợ…)
2. Lãi suất vay vốn theo lương tại các Ngân hàng hiện nay
Lãi suất vay vốn theo lương các Ngân hàng
Do không có tài sản thế chấp, thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng hơn nên lãi suất vay tín chấp theo lương tại Ngân hàng thường ở mức cao hơn so với vay thế chấp. Lãi suất cho vay theo lương không có con số cụ thể mà phụ thuộc vào chính sách áp dụng của từng Ngân hàng đồng thời luôn có sự biến động không ngừng, tuy nhiên lãi suất vay vốn theo lương tại Ngân hàng thường từ 15 - 20% (tính theo dư nợ giảm dần).
Tham khảo lãi suất vay vốn theo lương tại các Ngân hàng uy tín và tốt nhất hiện nay:
Lãi suất vay vốn theo lương các Ngân hàng
Lãi suất vay vốn theo lương của các Ngân hàng cao hay thấp còn phụ thuộc vào cách áp dụng lãi suất theo dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần:
- Lãi suất tính theo dư nợ gốc: Mức lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ vay vốn
- Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần: Mức lãi suất thay đổi, giảm dần tính trên phần lãi gốc còn lại sau khi đã trả góp một phần vào các kỳ hạn trước
Theo đó, cùng một số tiền lãi phải trả, con số lãi suất tính theo dư nợ giảm dần thường lớn hơn nên khách hàng cần tìm hiểu kỹ về mức lãi suất trước khi vay vốn tại các Ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều Ngân hàng hiện nay áp dụng mức lãi suất thay đổi.
Ví dụ như TPBank cung cấp lãi suất ưu đãi cố định trong 1 năm là 17%, sau khi hết ưu đãi, mức lãi suất áp dụng tại Ngân hàng được tính theo công thức: LSCS (Lãi suất cơ sở) + biên 8.3%
3. Một số lưu ý khi vay vốn theo lương tại Ngân hàng
Lời khuyên cho bạn khi vay vốn theo lương tại Ngân hàng
- Tìm hiểu kỹ về mức lãi suất, đặt các câu hỏi cho nhân viên tín dụng: Lãi suất tính theo dự nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu? Lãi suất có thay đổi không, được cố định trong bao lâu, nếu thay đổi thì tính theo công thức nào?
- Đọc kỹ từng điều khoản hợp đồng trước khi ký, quan tâm đến các khoản phí liên quan, đặc biệt là phí trả trước hạn và phí trả quá hạn.
- Tính toán để lựa chọn khoản vay và thời hạn vay phù hợp. Chỉ nên vay tiền trong điều kiện kinh tế cho phép. Theo các chuyên gia, khoản trả góp hàng tháng của người vay nên chiếm tối đa 30 - 40% thu nhập của khách hàng.
- Cung cấp cho Ngân hàng một mục đích sử dụng vốn rõ ràng, cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và có phương án trả nợ rõ ràng để tạo mối quan hệ tốt đẹp với Ngân hàng, tăng độ tin cậy của hồ sơ và có thể được duyệt vay nhanh hơn.
- Khi đến hạn chưa thể trả tiền, không trốn tránh mà nên chủ động liên hệ với Ngân hàng để tìm hướng giải quyết, có thể gia hạn hợp đồng để không ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng. Tuyệt đối không để nợ quá hạn 3 tháng, tài khoản của bạn sẽ dính nợ xấu và không thể vay vốn vào lần sau.