Ngày 9/1 VietcomBank tiên phong giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp lĩnh vực ưu tiên, sau đó là lần lượt 3 ông lớn BIDV, VietinBank, AgriBank. Đây được xem là động thái tích cực dành cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế cả nước.
1. Ngân hàng lớn giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay doanh nghiệp
4 Ngân hàng lớn đồng loạt giảm lãi suất cho vay DN
Từ ngày 10/1/2019, bốn ngân hàng lớn của Việt Nam là Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank đồng loạt giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với đối các doanh nghiệp vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên.
Trong đó, VietcomBank là ngân hàng tiên phong giảm lãi suất cho
vay tiền doanh nghiệp, áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam ở mức tối 6%/năm cho tất cả các khoản vay còn dư nợ và các khoản vay mới trong năm 2019, đồng thời VietcomBank giảm đồng loạt 0,5%/năm lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp.
Chính sách ưu đãi lãi suất này được áp dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên sau:
* Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
* Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
* Phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa;
* Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
* Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
* Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
* Cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp
>>>> Có thể bạn quan tâm: Update lãi suất ngân hàng VietinBank
Được biết, việc giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lãi suất và lợi nhuận của các ngân hàng, tuy nhiên đây được xem là mức lãi suất ưu đãi và hợp lý đối với các doanh nghiệp, giúp gỡ bỏ những khó khăn của doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển thị trường, kinh tế cả nước. Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp các ngành ưu tiên cũng giúp ngân hàng kiểm soát rủi ro tiềm ẩn chặt chẽ.
2. Lãi suất cho vay giảm - Cơ hội cho các doanh nghiệp vay vốn
Lãi suất cho vay giảm - Cơ hội cho nhiều doanh nghiệp
Với việc 4 ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay chắc chắn sẽ kích thích làn sóng hạ lãi vay ở các ngân hàng khác, giúp các khách hàng doanh nghiệp có cơ hội vay vốn với mức lãi suất ưu đãi hơn.
Được biết, năm 2019 được dự đoán là một năm mà lãi suất huy động tại các ngân hàng có xu hướng tăng lên do tác động của lạm phát, sự thay đổi tỷ giá của đồng NDT và đồng USD. Lãi suất huy động tăng sẽ làm ảnh hưởng đến mức lãi suất cho vay các doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn. Việc giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng được xem là biện pháp để ổn định lại mặt bằng lãi suất.
Đây được xem là tín hiệu tích cực từ ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên, góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện trong kinh doanh và phát triển kinh tế cả nước.
3. Thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp
Việc giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp của ngân hàng chắc chắn sẽ kích thích cầu đối với các nguồn vay cho việc đầu tư kinh doanh đồng thời đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro sát sao, việc này cũng đặt ra thách thức cho nhiều doanh nghiệp về điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Từ xưa đến nay việc vay vốn tại ngân hàng luôn không hề dễ dàng, thường theo một quy trình cụ thể với những yêu cầu khắt khe về các loại giấy tờ cần có, thẩm định hồ sơ kỹ càng, nhất là với những khách hàng doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay giảm, thách thức trong điều kiện vay vốn
Cụ thể hồ sơ yêu cầu:
- Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
* Giấy phép đăng ký kinh doanh
* Giấy chứng nhận đăng ký thuế
* Điều lệ hoạt động công ty
* Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trường và những người được ủy quyền
* CMND / Hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo)
- Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp
* Báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
* Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo nhanh về tình hình tài chính đến thời điểm vay vốn
* Các hợp đồng kinh tế, hóa đơn chứng từ… chứng minh việc kinh doanh sản xuất có hiệu quả
* Hợp đồng sử dụng lao động (Nếu có)
- Hồ sơ mục đích vay vốn
* Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn (Hợp đồng đầu tư, dự án đầu tư, hợp đồng mua bán…)
* Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu có sẵn của ngân hàng
* Phương án kinh doanh, các hợp đồng kinh tế đầu vào - đầu ra…
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo
* Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất
* Ô tô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán
* Các chứng từ có giá: Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…
Ngân hàng sẽ xem xét đến nhiều vấn đề để cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn, trong đó có đến tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp vấn đề liên quan đến thị trường, vốn, khách hàng nên ngân hàng thường xem xét kỹ càng trước khi đẩy vốn.
Do đó, mặc dù lãi suất vay doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng vô cùng ưu đãi nhưng trước hết các doanh nghiệp cần phải vượt qua thử thách đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng.