Bạn có biết, không cần đến tài sản thế chấp hay người bảo đảm, ngày nay bạn vẫn có thể vay được tiền dựa trên uy tín cá nhân? Hay cùng trả lời câu hỏi “Cho vay tín chấp là gì?” một cách rõ ràng hơn và tham khảo những kinh nghiệm “xương máu” khi vay tín chấp.
1. Tìm hiểu cho vay tín chấp là gì?
Cho vay tín chấp là gì?
Nếu như từ xưa đến nay khách hàng đã quen thuộc với hình thức vay tiền bằng cách thế chấp / cầm cố tài sản thì ngày nay để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn ngày một tăng của khách hàng, hình thức vay tín chấp ra đời và ngày càng phổ biến, được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, thậm chí độ phổ biến đã vượt qua hình thức vay thế chấp truyền thống bởi những tiện ích mà nó đem lại. Vậy cụ thể cho vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức vay tiền không cần tài sản thế chấp, khách hàng có thể vay nhanh dựa trên uy tín cá nhân thông qua các loại giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ được khách hàng cung cấp cho bên vay vốn.
2. Đặc điểm của vay tín chấp và các hình thức vay tín chấp
Ưu điểm của hình thức vay này là sự đơn giản, tiện lợi trong thủ tục, giấy tờ, hình thức… Khách hàng có thể nhận tiền nhanh chóng chỉ trong vòng 1 - 3 ngày (Tùy địa chỉ vay) thay vì hàng tuần như hình thức vay thế chấp. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự đơn giản và nhanh chóng này, lãi suất vay tín chấp thường ở mức cao hơn so với vay thế chấp. Vay tín chấp đặc biệt phù hợp với những khoản vay vừa và nhỏ, vay ngắn hạn theo ngày / tháng.
Ưu điểm của hình thức vay tín chấp
Bạn đầu, vay tín chấp hầu như chỉ đáp ứng khách hàng vay theo lương, tuy nhiên do nhu cầu tăng cao, nhất là những khách hàng là người lao động tự do hoặc chủ kinh doanh không chứng minh được mức thu nhập, do đó ngày nay các ngân hàng, công ty tài chính, sàn giao dịch tài chính… đã cung cấp đa dạng các hình thức vay tín chấp, có thể kể đến:
- Vay tín chấp theo lương
- Vay theo thẻ sinh viên
- Vay tiền chỉ cần CMND
- Vay tín chấp bằng sổ hộ khẩu
- Vay tiền theo giấy tờ xe (Cavet xe máy, ô tô)
- Vay tiền bằng sổ bảo hiểm
- Vay tiền theo sim số
- Vay tiền theo hóa đơn điện nước
Hiện nay có một số địa chỉ cho vay cung cấp hầu hết các hình thức vay tín chấp trên, hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng nhất như: Sàn giao dịch tài chính Tima, công ty FE Credit…
3. Những kinh nghiệm “xương máu” khi vay tín chấp
Kinh nghiệm cho bạn khi vay tín chấp
- Lưu ý về lãi suất và các khoản phí liên quan
Do không cần thế chấp tài sản, lãi suất cho vay tín chấp thường ở mức cao hơn so với hình thức vay thế chấp, dao động trong 10 - 20% (tại các ngân hàng) và 18 - 50% (tại các công ty tài chính) tùy thuộc vào các gói vay, điều kiện của khách hàng, hạn mức vay và thời gian vay khác nhau. Do đó, trước khi đi vay vốn, khách hàng cần tìm hiểu kỹ lãi suất của từng gói sản phẩm vay. Nếu vay trả góp, bạn cần lưu ý có 2 hình thức trả lãi: Lãi theo dư nợ giảm dần và lãi theo dư nợ ban đầu. Số tiền phải trả cho mức lãi suất thấp nhưng tính theo dư nợ ban đầu có thể sẽ lớn hơn so với mức lãi suất cao nhưng tính theo dư nợ giảm dần nên khách hàng cần tìm hiểu và tính toán kỹ lưỡng.
Bên cạnh lãi suất, khi vay tín chấp tại ngân hàng hay công ty tài chính, người vay cần quan tâm đến các khoản phí phát sinh, đặc biệt là phí trả trước và lãi trả chậm. Được biết, mức phí phạt tất toán trước hạn thông thường là 5% trên tổng dư nợ hiện tại. Lãi suất hoặc phí phạt trả chậm thường ở mức 150% lãi suất hiện tại hay 2% tổng số dư nợ.
- Lưu ý không để tài khoản vay rơi vào nhóm nợ xấu
Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi đi vay tín chấp là lịch sử tín dụng cá nhân, đây cũng là điều kiện đủ để các ngân hàng hay công ty tài chính xét duyệt khoản vay cho bạn. Lịch sử tín dụng của bạn sẽ do Trung tâm Thông Tin Tín Dụng CIC kiểm soát và phân loại vào các nhóm sau:
* Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn)
* Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
* Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
* Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
* Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Trong đó nhóm 3, 4, 5 được CIC xếp vào nhóm nợ xấu và nếu tài khoản của quý khách rơi vào nhóm này, việc vay vốn tín chấp trong lần sau sẽ trở nên khó khăn do điểm tín nhiệm của bạn đã bị tụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy quý khách cần có kế hoạch tài chính rõ ràng để tiến hành trả nợ khoản vay đủ và đúng hạn, bảo vệ cho lịch sự tín dụng cũng là bảo vệ cho độ tin cậy của bạn.
Vay tín chấp cần trả nợ đúng hạn để có điểm tín dụng tốt
Nếu bị dính nợ xấu không thể vay ngân hàng mà đang cần tiền gấp, bạn có thể tìm đến một số địa chỉ hỗ trợ cả những hồ sơ bị ngân hàng từ chối như:
Vay tiền Doctor Đồng, Tima…
- Lựa chọn địa chỉ vay tín chấp phù hợp với nhu cầu
Vay tiền tại địa chỉ đáp ứng được nhu cầu của bạn là cách vay an toàn, dễ dàng và mang lại lợi ích cần thiết cho bạn. Mỗi ngân hàng, công ty chính lại có những đặc điểm, chính sách cho vay khác nhau có thể thỏa mãn tốt nhất từng nhu cầu của khách hàng. Dĩ nhiên bạn không thể đòi hỏi một địa chỉ tập hợp tất cả những mặt tốt như: Uy tín, đơn giản, nhanh, lãi thấp, thỏa mãn mọi khoản vay… nên cần lựa chọn địa chỉ phù hợp, đáp ứng nhu cầu cần thiết nhất.
Ví dụ đơn giản, bạn cần vay nhanh khoản tiền 10 triệu trong 1 tháng, ngân hàng là địa chỉ vay có lãi suất ưu đãi nhưng chắc chắn sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu vay nhanh, ngắn hạn bạn đang đặt ra.
Do đó, 1 kinh nghiệm quan trọng khi đi vay tín chấp, đó là bạn hãy lựa chọn những cái tên thương hiệu uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn, tìm hiểu đặc điểm, nét nổi bật của từng thương hiệu để lựa chọn địa chỉ phù hợp cho nhu cầu vay của mình.