Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản, đơn giản và dễ dàng hơn cho khách hàng tuy nhiên cũng chính bởi vậy mà có nhiều cạm bẫy xung quanh hình thức này. Hãy tham khảo 7 kinh nghiệm hữu ích dưới đây để đảm bảo việc vay vốn diễn ra an toàn - minh bạch.
7 kinh nghiệm vay tín chấp hữu ích cho bạn
1. Lãi suất trong vay tín chấp - Đừng chỉ nhìn vào con số
Lãi suất chắc chắn là vấn đề đầu tiên mà khách hàng quan tâm khi đi vay vốn nói chung và vay tín chấp nói riêng. Do không có tài sản đảm bảo, thủ tục vay lại đơn giản, nhanh chóng hơn nên lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với hình thức vay thế chấp, nên mức lãi suất vay tín chấp trở thành yếu tố thu hút khách hàng của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên đây đồng thời cũng trở thành cái bẫy khiến nhiều khách hàng rơi vào.
Cụ thể, khách hàng thường bị thu hút bởi những mức
lãi suất vay tín chấp ưu đãi, hấp dẫn mà nhiều Ngân hàng hay công ty tài chính tung ra. Tuy nhiên 1 kinh nghiệm quan trọng trong vay tín chấp mà bạn cần biết đó là: Đừng chỉ nhìn vào con số lãi suất, hãy quan tâm nhiều hơn đến cách tính lãi suất. Bởi suy cho cùng, mức lãi suất cũng chỉ là 1 con số, điều quan trọng là bạn phải trả bao nhiêu tiền lãi mỗi kỳ cho khoản vay.
Hiện nay, có 2 cách tính lãi suất phổ biến mà khách hàng cần biết:
- Lãi suất tính theo dư nợ gốc: Là mức lãi suất cố định mỗi kỳ, được tính dựa trên dư nợ gốc không đổi. Ví dụ lãi suất 15%/năm với khoản vay 20 triệu, mỗi tháng bạn sẽ phải trả 1 khoản lãi cố định là: 15%/12 x 20 triệu = 250 nghìn.
- Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần: Là mức lãi suất được tính trên phần dư nợ giảm dần sau khi đã trừ đi phần nợ gốc đã trả góp mỗi kỳ. Ví dụ, khách hàng vay 20 triệu trong 1 năm, mỗi tháng trả góp nợ gốc là 20/12 triệu, lãi suất phải trả sẽ dựa trên số dư nợ đã trừ đi phần trả góp đó sau mỗi tháng.
Theo đó, cùng một số tiền lãi phải trả cho khoản vay, con số lãi suất tính theo dư nợ giảm dần sẽ cao hơn so với con số tính theo dư nợ gốc, khách hàng đi vay lựa chọn một địa chỉ vay có mức lãi suất thấp hơn nhưng số tiền lãi phải trả chưa chắc đã thấp hơn so với một đơn vị khác cung cấp mức lãi suất cao nhưng tính theo dư nợ giảm dần.
2. Lãi suất vay tín chấp có thể thay đổi mà bạn không biết
Lãi suất vay tín chấp có thay đổi không?
Hiện nay, rất nhiều Ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất thay đổi khi cho vay vốn. Theo đó, lãi suất vay tín chấp đưa ra chỉ là mức lãi suất ưu đãi cố định trong một thời gian đầu để thu hút khách hàng vay vốn (thường từ 3 - 12 tháng). Sau khi hết hạn ưu đãi, mức lãi suất sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào chính sách của từng đơn vị. Và sự thay đổi về lãi suất này sẽ có thể sẽ không được thông báo rõ ràng cho khách hàng qua nhân viên tín dụng hay hợp đồng vay vốn trước khi thỏa thuận vay.
Khách hàng sẽ chỉ biết khi được thông báo về khoản lãi phải trả khổng lồ cho kỳ trả góp tiếp theo. Do đó, kinh nghiệm khi đi vay tín chấp cho khách hàng là cần làm rõ về mức lãi suất vay vốn trước khi ký hợp đồng, lãi suất đó có thay đổi không và thay đổi theo công thức nào?
3. Lựa chọn địa chỉ vay tín chấp dựa trên nhu cầu
Khách hàng lựa chọn vay tín chấp thay vì vay thế chấp bởi một số lý do sau:
- Do không có tài sản bảo đảm để thế chấp
- Thủ tục vay tín chấp đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng hơn
- Điều kiện vay dễ dàng, không cần nhiều loại giấy tờ hồ sơ phức tạp
- Do thời gian vay ngắn
Khi đi vay vốn, để dễ dàng hơn, khách hàng hãy xác định được nhu cầu quan trọng nhất đối với bạn là gì? Vay vốn nhanh hay vay vốn với lãi suất ưu đãi, vay bao nhiêu tiền và trong bao lâu để có thể lựa chọn được địa chỉ phù hợp với yêu cầu của bạn. Khách hàng không nên kỳ vọng vào một địa chỉ có thể đáp ứng được tất cả những ưu thế bao gồm: Lãi thấp, vay nhanh, vay dễ dàng, đa dạng nhu cầu… Mỗi địa chỉ vay sẽ có những chính sách áp dụng khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu của khách hàng. Ví dụ. vay tín chấp lãi suất ưu đãi có thể tìm đến Ngân hàng, vay nhanh đơn giản trong ngắn hạn thì tìm đến Tima, Doctor Đồng…
Tima hỗ trợ vay tín chấp đơn giản, đáp ứng mọi yêu cầu
4. Lịch sử tín dụng đóng vai quan trọng trong vay tín chấp
Lịch sử tín dụng là một trong những yếu tố giúp khách hàng chứng minh uy tín của bản thân để vay vốn. Điều quan trọng trong vay tín chấp chính là chữ “tín”. Lịch sử tín dụng tốt đã phần nào thể hiện được sự đáng tin cậy của khách hàng.
Khi
vay tín chấp tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, bên vay vốn sẽ truy vấn tài khoản của quý khách để đảm bảo lịch sử tín dụng không dính vào nhóm nợ xấu (nợ quá hạn trên 3 tháng). Đây là một trong những điều kiện đầu tiên khi vay vốn tín chấp tại hầu hết các đơn vị tài chính hiện nay. Do đó, khi đi vay vốn, khách hàng cần lưu ý giữ uy tín cho tài khoản vay bằng cách:
- Luôn trả đủ và đúng hạn các khoản vay dù lớn hay nhỏ tại bất cứ địa chỉ vay nào, kể cả khoản vay trong thẻ tín dụng
- Không nên trễ hẹn trả nợ dù chỉ 1 ngày
- Lập kế hoạch trả nợ cụ thể, rõ ràng trong từng kỳ, có phương án dự phòng để đảm bảo đúng hẹn
Nếu khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, quy trình vay tín chấp của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, ngược lại khi tài khoản của bạn dính nợ xấu (nợ quá hạn 3 tháng), rất khó khăn để bạn có thể vay tín chấp tại bất cứ địa chỉ cho vay nào.
5. Khi vay tín chấp cần đọc kỹ điều khoản hợp đồng
Đọc kỹ hợp đồng khi vay tín chấp
Một lưu ý quan trọng mà nhiều khách hàng vay vốn đã biết nhưng vẫn chủ quan bỏ qua đó là hợp đồng vay vốn. Đây là loại giấy tờ quan trọng đóng vai trò ràng buộc hai bên nên quý khách cần đặc biệt quan tâm, nghiên cứu kỹ càng từng điều khoản và thắc mắc ngay khi có vấn đề không hiểu. Hợp đồng vay vốn thường để chữ nhỏ, nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý gây khó hiểu nên khách hàng thường ít quan tâm nhưng đây cũng chính là cách để các tổ chức tín dụng gài bẫy người vay. Hãy đảm bảo đã hiểu rõ hợp đồng trước khi đặt bút ký nhé!
6. Tất toán trước hạn và sau hạn đều phải nộp phí
Khi đi vay vốn, việc bạn tất toán khoản vay trước hạn hay sau hạn đều chắc chắn bị phạt phí, mức phí này sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng công ty. Nhiều đơn vị vay không đưa vấn đề này vào hợp đồng nhưng không có nghĩa là không có. Trong cuộc sống luôn những điều không thể lường trước nên bạn cần tính toán đến mọi khả năng, tìm hiểu kỹ mức phí phạt cho việc trả trước và trả sau. Nếu mức phí này quá cao, bạn có thể xem xét về việc không ký hợp đồng vay.
7. Chủ động làm việc, trao đổi cùng nhân viên tín dụng khi vay tín chấp
Để thu hút khách hàng, nhân viên tín dụng thường chỉ giới thiệu và chào mời những ưu đãi nổi bật của bên vay vốn khiến khách hàng dễ bị hấp dẫn. Ví dụ như đưa ra mức lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu khiến khách hàng hiểu nhầm đây là mức lãi suất cố định trong cả kỳ vay. Do đó, khách hàng không nên chỉ nghe nhân viên tín dụng nói, hãy chủ động đặt câu hỏi, tìm hiểu kỹ về lãi suất, cách tính lãi suất, cách trả nợ lãi và cụ thể các chính sách của đơn vị vay.